Lý luận phong thủy

Thêm chú thích

Táng Thư

Quách Phát

Táng là thừa thụ sinh khí. Sinh khí là khí nhất nguyên vận hành, ở trời chu lưu lục hư (đi vòng), ở đất thì phát sinh vạn vật. Trời không có khí đó thì khí không lấy gì tự dưỡng, đất không có khí đó thì hình không lấy gì chở được. Cho nên, bàng bạc ở đại hoá (vũ trụ), quán thông ở mọi vật, không nơi nào không có, không lúc nào không vận hành.

Ông Đào Túc nói: Trước trời đất mà trường tồn, sau trời đất mà có mãi, là cũng chỉ vào thứ khí đó. Sinh khí tàng chứa trong đất, người ta không thể trông thấy, chỉ có thể lần theo mạch đất mà tìm, mà sau đó biết nơi của nó.

Người mai táng có thể biết nơi khiến xương khô có thể thừa thụ sinh khí, thì công việc của địa lý là hoàn tất. Ngũ khí vận hành trong đất phát sinh ở vạn vật, ngũ khí tức là khí của ngũ hành, là đặc biệt của sinh khí, một khí phân thành âm dương, phân tích ra thành ngũ hành, tuy vận hành ở trời mà thực ra ở đất. Vận hành thì vạn vật phát sinh, tụ lại thì núi khe kết hợp. Kết hợp là tinh của nhị, ngũ, diệu hợp mà ngưng tụ. Người ta tiếp thụ thể của cha mẹ, hài cốt tiếp thụ khí mà thể tiếp thụ ấm (phúc đức). Hài cốt cha mẹ là bản thể của con cháu, hình thể của con cháu là cành nhánh của cha mẹ, một khí tương ứng từ bản (gốc) mà đạt ra cành.

Khảo Trình Tử nói: Bốc chiêm triệu (biểu hiện) của trạch, tức là bốc chiêm sự đẹp, xấu của đất, đất đẹp thì thần linh an, con cháu thịnh, nếu bồi đắp gốc của nó thì cành lá tốt là lý cố nhiên của nó, xấu thì trái lại.

Ông Xát Quý Thông nói: Sống chết khác đường nhau, tình khí cảm ứng nhau, tự nhiên lặng lẽ thông nhau, nay tìm xương người chết bất đắc kỳ tử, lấy giọt máu người sống nhỏ vào thì thấm lấy, thì là cốt nhục của người thân, không thấm thì không phải. Khí cùng loại cảm ứng là như thế, thì biết xương khô được phúc ấm.

Người sống tiếp thụ phúc là lý hiển nhiên. Người không biết thì sau biết, hoặc nói ôm ấp nuôi nấng mà thành, nguyên không phải là di thể, người tu phật, tu đạo thừa kế tiếp tục, cũng là do sinh khác nhau, có được phúc ấm như thế nào? không biết rằng tâm người ta thông với khí. Tâm là chủ khí, tình thông thì khí cũng thông, nghĩa tuyệt thì ứng với gốc tuyệt. Cho nên, người mẹ sau có thể truyền phúc ấm cho người mẹ trước, người mẹ trước cũng phát phúc ấm cho con người mẹ sau. Ở vật thì là loại con nuôi, còn có gì nghi ngờ.

Kinh Văn nói: Khí cảm ứng quỷ truyền phúc cho người. Cha mẹ con cháu, vẫn cùng một khí cảm ứng, qua lại như là thừa thụ quỷ phúc. Cho nên, các mộ phần nổi tiếng trong thiên hạ đâu đâu cũng có. Chân long phát ra hình tích, rõ ràng trong khoảng 100 dặm (50 đến 60 km), hoặc vài chục dặm, kết thành một huyệt. Đến trước huyệt, thì núi non dựng lên, các đường nước vòng quanh trùng điệp (nhiều tầng) cống hiến, điều lạ ở sau, long mạch ôm ấp bảo vệ, sa thuỷ bần tụ (thừa thớt). Hình huyệt đã đủ, thì sơn xuyên linh tú, tạo hoá tinh anh, ngưng kết tụ hội bên trong. Ăn trộm tinh anh ấy, ăn cắp linh tú ấy, lấy di cốt của cha mẹ táng ở trong đất của dung hội. Do đó, tâm của con cháu gửi ở đó. Nhân đó, nơi tâm ký thác đời trước có thể cảm thông, dần tới đem phúc cho tương lai. Do đó, biết rằng nhân tâm thông với khí, mà khí thông với trời lấy sự linh của nhân tâm, hợp với sự linh của sơn xuyên, cho nên giáng thần mang thai tốt đẹp, là chung đúc của nguồn sinh khí mà phú quý, bần tiện, thọ yểu, hiền ngu không ngoài điều đó. Còn diện mạo xấu đẹp, đều phỏng theo xấu đẹp của sơn xuyên. Cho nên, núi đẹp sinh ông Thân, gò đẹp sinh ông Khổng có phải là ngẫu nhiên đâu?

Than ôi! không phải là chôn xương mà là chôn tâm của người, không phải là linh của sơn xuyên, mà là nhân tâm tự linh. Người đời thường lấy di cốt phó mặc cho thuỷ hoả mà không có hoạ phúc, là vì tâm phân lìa với sơn xuyên. Cho nên, Đồng Sơn lở ở phía Tây, chuông Thiên Ứng ở phía Đông. Cung Vị Ương đời Hán một ngày kia vô cớ chuông tự kêu.

Ông Đông Phương Sóc nói: Tất là phát sinh Đồng Sơn Băng Hoại, ứng với nó chẳng bao lâu Tây Thục quả nhiên có Đồng Sơn Băng Hoại, so với ngày đã nói chính là ngày chuông Vị Ương kêu.

Hoàng Đế hỏi Đông Phương Sóc sao biết được, đáp: Đồng từ núi ra, khí cảm ứng với nó, cũng như người ta tiếp thụ cơ thể phụ mẫu.

Hoàng Đế than rằng: Vật còn có lạc, huống là ta! Ngày xưa Tăng Tử nuôi mẹ rất có hiếu. Tăng Tử đi xa mẹ muốn con quay về, răng cắn vào ngón tay mà Tăng Tử đau lòng.

Người ta nếu phụ mẫu không yên mà thân thể chia lìa ở bên, thì cũng (đau lòng) chỉ có thường nhân hiếu tâm mỏng, thì không có tự giác. Cho nên, biết rằng núi băng hoặc chuông cảm ứng, cũng là lý do đó.

Cây Mộc nở hoa mùa xuân, cây Túc nẩy mầm trong nhà, đó cũng là nói sự cảm ứng của một khí. Người thôn quê tàng chứa cây Túc, đến mùa xuân, cây Mộc nở hoa, mà cây Túc ở trong nhà cũng nẩy mầm. Thực là rời gốc đã lâu, mà cây này nở hoa, cây kia nẩy mầm vì bản tính còn nguyên, được khí thì tương cảm mà ứng, đó cũng là xương cha mẹ táng thừa thụ sinh khí mà con cháu phúc vượng. Một khi bàng bạc trong khoảng trời đất không đầu mối, không tận cùng, vạn vật theo thời vận hoá, vốn không tự biết, mà thừa thụ tạo vật cũng không tự biết. Sinh là ngưng tụ của khí, kết lại thành xương, tử mà cốt đơn độc lưu lại.

Cho nên táng là phản khí nhập cốt, là pháp của phúc ấm sở sinh. Tinh của Càn phụ, huyết của Khôn mẫu, hai khí cảm hợp thì tinh hoá xương, huyết hoá thành thịt, lại được thần khí tu dưỡng ở đó thì sinh mà thành người. Khi chết, thần khí bay đi, huyết nhục tiêu đi, chỉ còn xương đơn độc còn lại, mà kẻ sĩ, thượng trí, mưu đồ táng ở trong cát địa, để bên trong thừa thụ sinh khí, bên ngoài con cháu tư mộ (suy nghĩ hâm mộ), một ý niệm ứng hợp, thì có thể khôi phục thần đã quá, thừa thụ khí đã tán. Thần thụ (đi về đâu) thì khí ứng, địa linh sinh nhân kiệt, lấy vô làm hữu, dựa ngay rõ chân, sự thông âm dương, công đoạt tạo hoá, đó là phản khí nhập cốt là pháp của thừa thụ phúc ấm.

Xương sống của lũng chi của núi, đống, khí theo đó. Lũng là âm, gò đồi là dương, gò để nói sự cao, xương là đá của rặng núi đó, đồi lũng không thể tự lâp, tất phải dựa đá lẫn đất mà sao có thể nhô lên. Đồi là hình tích, núi đất là gò, ý nói nhánh có xương sống. Lũng có xương, khí theo mà vận hành, thì dễ thấy, chi không có đá, cho nên tất phải xem sống mạch mà sau có thể phân biệt được. Cho nên, lũng có đất hoặc có đá, lũng thì ẩn, chi thì lộ, đều hoàn toàn dựa vào sự tinh xảo của "tâm mục" mà phân biệt.

Kinh Văn nói: Khí thừa thụ phong thì tán, giới thuỷ thì ngừng. Ý nói: sinh khí tuỳ theo chi thể bến nước (giới thuỷ), thao thao trôi đi, nếu không có thuỷ phân giới thì không thể ngừng được, đến khi ngừng tất được thành quách xây quanh kín mật, trước sau, trái phải, thành vòng, sau đó có thể tàng phong, mà không có cái lo phân tán.

Kinh Văn nói: Minh đường tiếc thuỷ như tiếc máu, minh đường tránh phong như tránh giặc, không cẩn được sao! Cổ nhân làm tụ lại cho không tán, vận hành khiến cho không ngừng, cho nên nói Phong Thuỷ (tàng phong giới thuỷ). Đất cao thành, thiên âm từ trên giáng xuống, sinh khí phù lộ (nổi lên lộ ra), rất sợ phong hàn, dễ phân tán. Như người ta ở trong nhà kín hơi, có gió thông, phạm đến vai lưng có thể thành tật. Do đó nên tìm thành quách, mật cố, khiến khí tụ lại. Huyệt bình chi, địa dương từ dưới thăng lên, sinh khí chìm ngầm, không sợ gió thổi. Xuất ở nơi khoáng dã. Duy tám mặt không tàng, tự nó không biết, hoặc gặp huyệt sáng trời quang (huyệt tinh nhật lãng), khí ôn hoà, cho nên không hiềm thoáng đãng, chỉ gặp dòng nước đi ngang mà ngừng lại, khiến khí không vận hành. Ý nói sự thủ dụng khác nhau của chi thành là như thế.
Pháp của phong thuỷ, đắc thuỷ vi thượng, tàng phong là thứ hai. Loại chi và lũng đều cần thuỷ, địa của cao thành, hoặc theo thắt lưng trũng xuống, tuy không có sông lớn ngăn chặn, cũng tất có hồ ao ngăn nội khí. Nếu không thì vận hà (dòng sông chuyển vận) cũng không xa, mà tuỳ thân kim ngư không thể thiếu, nếu kim ngư không giới thì nói là thư hùng (đực cái) thất kinh (không phối hợp), tuy tàng phong cũng không thể dùng. Đất bình chi, tuy tựu như vô tàng nhưng được hoành thuỷ ngăn chặn, sao lại sợ khoáng đãng. Cho nên hai loại đó đều lấy thuỷ làm thượng.

Kinh Văn nói: Ngoại khí hoành hình, nội khí chỉ sinh (ngoại khí được hình thể chắn ngang, thì nội khí dừng lại và phát sinh)
Thuỷ lưu hành ở bên ngoài thổ, là nói ngoại khí, khí tàng bên trong thổ, là nói nội khs. Cho nên, tất là phải được ngoại khí có hình chắn ngang, thì sinh khí ở bên tỏng tự nhiên ngừng mà phát sinh. Đó lá dẫn Kinh Văn để tổng kết ý của lợi văn bên trên nói được thuỷ là thượng. Tại sao nói nhưthế? khí thịnh tuy lưu hành, nhưng phần còn lại vẫn ngừng, tuy tán, mà phần sâu của nó vẫn tụ. Địa của cao lũng thành thế trung thư hùng, hoặc đi, hoặc ngừng, mỗi bên có đặc trưng riêng cuanỏ, thì có thể thấy hết lực lượng của thế đất. Hoả long thường theo thắt lưng trũng xuống, phân bố nhánh lan ra vài chục dặm, hoặc là thuộc loại thành quách chầu lạc cung. Diệu cầm, quỷ phụ môn hoa, biểu la tinh, đều là bản thân tự có không thể người ta tạo ra được. Ở đây đã lưu hành, thì những gì còn lại không thể ngừng, nhưng nên làm cho không tụ, mà khiến cho không tán được.

Long của bình chi, núi to lạc xuống bình dương, bốn xung quan khoáng đãng, tạo thành thành thành quách, cũng không quá nhô cao vài xích mà sa huyệt một điểm triều sơn, ở nơi bóng mây, người ta chẳng không lấy, bát phong không che chắn làm điều hiềm ngại, lại không biết rằng chi long thích khí ẩn, tựa như phân tán, mà phần sâu có nó còn có tụ, nhưng được hành thuỷ ngăn chặn, khiến cho ngừng. Khí của phương chi lũng đó thịnh như thế. Cho nên, táng ở nơi khô ráo nên sâu, táng ở nơi bằng phẳng nên nông. Câu trên nói về lũng, câu dưới nói về chi. Đất cao lũng là tượng của âm, khí ở trong, cương cường mà biết được khí ở dưới,co nên nói: nơi khô ráo nên chôn sâu. Đất bình chi là tượng của dương, khí ở ngoài, nhu nhược mà nổi lên trên, cho nên nói: bằng phẳng nên chôn nông.

Kinh Văn nói: Thừa thụ nơi nông sâu đúng phong thuỷ tự thành
Táng ở nơi cao lũng, tiềm ẩn mờ chẳng rõ nên sâu, là lấy khí chìm. Táng nơi bình chi lộ mà chẳng ẩn, cho nên lấy nông, vì phù phí được thừa thụ. Ý nói quan tài táng thừa thụ được sinh khí nông sâu thế tục thường dùng Cửu Tinh (sách thiếu) Bạch Pháp để định xích thốn là lầm, không bằng chỉ dựa vào đáy lò Kim Ngân là tìm là được. Khí âm dương thổi thành gió, lên thành mây, xuống thành mưa, để xác định vị trí trời đất, nuôi vạn vật, đâu đó ra ngoài khí đó! Ở đây nói táng thừa thụ sinh khí, cho nên nói lại để làm sáng nghĩa cảu nó.

Tôi thường nói có thể sinh, có thể sát, đều là khí đó. Táng đúng pháp là sinh, khí, thất đạo (táng không đúng) là satkhí. Như nói các loại gia giảm nhiêu tá (nhiều ít) thôn thổ (nuốt nhả ra) gia giảm phù giác (nghi sai), nên theo pháp mà vận dụng, không đến nỗi gây ra hoạ hại thiên sát xung hình, phá tại phiên đẩu. Thổ là thể của khí, có thể là có khí, khí là mẹ của thuỷ, hữu khí là có thuỷ.

Khí vốn không thể mượn thổ làm thể, nhân thổ mà biết có khí đó. Thuỷ vốn không có mẹ, mượn khí làm mẹ, nhân khí mà biết có thứ thuỷ đó. Ngũ hành lấy thiên nhất sinh thuỷ. Thuỷ theo đâu mà sinh? sinh thuỷ là kim, sinh kim là thổ, bụng thổ tàng kim, không chất mà có khí đò là Càn tàng trong Khôn, mà không thấy, đến kim sinh thuỷ, triệu (biểu hiện) mới bắt đầu hiện. Nói khí là mẹ của thuỷ, tức là khí của Càn kim. Người đời không xét bản nguyên, chỉ lâýy mình làm thuỷ, do đó lấy thuỷ làm khởi thuỷ của thiên địa, đó là thông mà chưa tinh.

Kinh Văn nói: Thể hình, khí hình, vật nhân đó mà sinh. Sinh khí phụ thuộc vào hình mà có, dựa đó mà vận hành, vạn vật đều chẳng phải không phải là hình. Đay là dẫn Kinh Văn tổng kết lời văn trên nói ý thổ là có khí, khí vận hành trong thổ, vận hành của nó là nhân thể của địa, swụ tụ của nó nhân thế mà ngừng. Khí hành trong đất, người ta không thấy, khơithuỷ của nó cũng nhân thế của đất mà biết sự vận hành ấy, thws hai lại nhân sự ngừng của thể mà biết sự tụ của nó.

Sự táng gốc ở khởi lên, thwcj ra ở nơi ngừng. Người phải táng tất tìm nguyên ở nơi khởi để quan sát thế, thừa nơi ngừng để tìm huyệt. Ngơi ngừng là dung kết của sơn xuyên nơi kỳ tú, nếu không mắt sáng chẳng thể biết được.

Sách Phiến Ngọc Tuỷ nói: Trên cỏ lộ hoa thiên về đuôi, trong hoa hương thơm tổng quát ở tâm. Đó là nói về chỗ ngừng! hoặc nói tìm huyệt là thừa tận xứ của mạch ngừng lại, nhưng làm sao biết được thế ngừng. Không biết rằng cổ nhân sợ đời sau không biết nơi nào ngưng, cho nên lập ra Tứ Pháp để bảo ban. Cái (bao trùm) thì ngừng ở cái, ỷ (dựa) thì ngừng ở ỷ, chẳng không như thế, chỉ xem sở tại của nghĩa, cao thấp cạnh chính ngoằn ngoèo (rắn bò), qua đâu mà không phải là ngừng! địa thế nguyên ở mạch, sơn thế nguyên ở cốt (thạch) Đông Tây hoặc Nam Bắc (lung tung). Bằng phẳng nhiều đất, nghiên dốc nhiều thạch, vận hành của chi tất nhận sống đất làm mạch, thạch tích làm xương, thế của hành độ ngoằn ngoèo, cong queo, thiên biến vạn hoá, vốn không xác định, đại lược giống như xương của khâu cong, giao chi của gò đống. Nghìn bước chân làm thế, trăm xích làm hình. Nghìn xích ý nói xa chỉ vào lai thế cảu một chi sơn. Trăm xích ý nói gần, chỉ vào thành hình của một huyệt địa. Thế tới hình ngừng là ý nói toàn khí, địa của toàn khí, nơi táng nơi ngừng. Xét sự tới của viễn thế, xem sự ngừng mà táng, là hay nhất. Một chữ nừng là rất khó. Người táng ở đời, không thiếu địa của toàn khí, nhưng ở nơi ngừng thì cần bàn, xét lại long nghìn dặm, ngũ túc (5 bước chân) nhập thủ sai một ngón tay, hỏng hết công lao, nếu có kỳ phong nổi lên, tú thuỷ huyền diệu, đều không dùng cho ta được. Nếu được truyền thụ, biết nơi chỉ (ngừng) thì như đến hai, ba, biện hắc bạch (ý nói dễ), người ta hoặc thấy nơi táng nhưng khả tả, khả hửu, xê xích, mà không biết trong khoảng đó có một pháp bất dịch nhất định, xích thốn không thể thay đổi.

Sách Quán nói: Lập huyệt nếu chưa chính xác, giả sử gặp cát địa cũng hỏng việc. Cao thấp, sâu nông, mà táng lầm phcú biến thành tai hoạ hoạn khởi. Uyển uỷ tự phục hồi hoàn trùng phúc. Uyển uỷ tự phục là chỉ vào thế mà nói, hoặc thuận hoặc nghịch, tức như rắn bò (lung tung) Đông Tây hoặc Nam Bắc. Hồi hoàn trùng phúc, là luận về hình thế. Tầng cùng điệp nhiều, là ý nói chầu bể củng thần (mắt hướng Biển đầu hướng Bắc đẩu). Địa toàn khí, có tinh dung kết như thế tựa, như ngồi mà đợi, như người ngồi không động, như chờ ai, như ôm vật gì, như quý nhân ngồi ngay ngắn khí cụ bầy đẹp đẽ có dư, mốn tiến mà chưa tiến, muốn ngừng mà sâu xa. Câu trên ý nói núi hộ vệ, dưới ý nói thuỷ xúc tụ tất là phải ngưng tụ sâu, không muốn để dốc quay lưng mà vô tình. Lai tích chỉ tụ, xung dương hoà âm, núi tới ngưng kết, khí của nó tích mà không tán, thuỷ ngừng mà dung hội, tình của nó tụ mà không lưu hành. 


Đó là âm dương giao tế, sơn thuỷ trung hoà, thổ cao thuỷ sâu, cỏ tươi rừng rậm. Thuỷ sâu thì thổ cao dầy, khí xung hoà thì thảo mộc thịnh vượng.

Trình Tử nói: Thế nào là địa đẹp? sắc thổ sáng nhuận, cây cỏ thịnh vượng, là chứng nghiệm, quý nghìn cỗ xe, giầu nghìn lượng vàng. Khí tượng tôn nghiêm, tựa như quý của nghìn cỗ xe, nhiều người huầu hạ, như giầu vạn lượng vàng.

Kinh Văn nói: Hình ngừng khí tụ, hoá sinh vạn vật, là thổ địa (đường cục hoàn mật) hình huyệt ngừng tụ, thì sắc khí chứa ở trong, người giỏi táng nhận khí tụ mà thừa thụ, thì có thể được phúc, con cháu vinh hiển. Như vạn vật do khí đó mà thành, công của hoá dục, cho nên là thượng địa (đất tốt nhất). Địa quý bằng phẳng, thổ quý có nhánh. Chi long quý bằng thoáng đáng, là chính thể của chi. Trong đất lại có mạch của chi, bình hoãn mềm mại, không vội không ráo, thì biểu lý tương ứng của chi, thể mà được tính tình của thành quách, cứng đỡ căng thẳng, gọi là đảo hoả ngạch mộc, đó là dương trung hàn âm pháp nên tránh sát.

Liên Thần giá chiết mà táng khắc thị nói thẳng đờ gấp vội thì tránh, đó là bước đến thềm nhà, dương là nhược, vốn nên vào từ từ, tại sao tính cấp, cần giảm bớt 1,2 bước chân, để làm hoãn tính cấp, nếu chấp nê chi pháp mà sát nhập thì hung. Chi long ấy tất khó nhận biết, cho nên cẩn thận biện về chi, hay là nói về điều đó. Nơi khởi của chi, thì khí theo mà khởi thuỷ, nơi chung cục (nơi kết thúc) con của chi, thì khí theo mà chung cục đó là nói về thể đoạn hành độ của bình chi, nguyên ở khởi thuỷ thì khí thế mà vận hành, thừa nơi dùng thì khí mạch nhân đó mà chung cục, xem thế sát mạch, thì có thể biết dung kết của thế. Xem pháp của chi ẩn ẩn hiện hiện, vi diệu huyền thông, cát ở trong đó. Ẩn ẩn là vô trong hữu, hiện hiện vi diệu huyền thông, cát ở trong đó. Thế đoạn của nó tựa như rượu trong chén, nhạn trong mây, tuyến lộ tro, trong tung tích của rắn, trong có sinh khí vận hành trong khoảng đó, vi diệu ẩn nấp khó thấy, nhưng cát của nó tốt nhất.

Kinh Văn nói: Địa có cát khí, thổ theo mà khởi lên, chi có chỉ khí, thuỷ theo mà so sánh thế thuận hình động, hồi phục thuỷ chung, pháp táng trong đó, cát bền không hung. Dẫn kinh để làm sáng hành độ chi long, lời văn trên ý nói đất của bình chi, hơi lộ ra sống mạch tràn như bọt, nổi như sao, như châu vuông, như hàm, như án, dài như ngọc xích, như roi lau, cong như cái kỷ, như đai, vuông tròn lớn nhỏ không đều như rùa, cóc, ếch, sẻ đỏ, đều là cát khí của đất khởi mạch, cho nên thổ cung theo đó mà nhô lên chỗ dừng, giống như ở gà xoáy ốc, ý nói hình ngừng mạch tận mà một thuỷ giao độ thuỷ. Cao một thốn, có thể nói là sơn, thổ thấp một thốn là thuỷ, đó là ngừng của chi khí, so sánh với thuỷ mà thành thể dụng, thể thuận hình động, là long thế thuận phục mà không phản nghịch, cục hình hoạt động mà nhiều uốn lượn, sa thuỷ tới giáp hình móc câu, hồi hoàn trùng điệp, đầu đuôi không che lấp, thuỷ chung có tình, theo pháp có thể định huyệt sơn, là thế hiểm mà có pháp táng, ở nơi hội sơn ý nói lũng, thế ý nói hiểm trở, mà trong đó có huyệt hiểm, nhưng nên tìm nơi chỉ tụ dung hội, mà táng thì tốt địa cao lũng, thể tới cao to, thế xuống hùng tráng, thể kết bình hoãn, có một loại nhất đẳng, lấy lũng làm thể mà được tính, của chi núi to rủ xuống như múa, đến tới bình địa, biến thành chi thể, gọi là hạ sơn thuỷ, đó âm trung hàm chức. Nếu không biết liên táng sơn phần, chẳng không lấy bình địa làm ngọc quý, không biết rằng thế của nó chưa qua, hai lần giới thuỷ mà vận hành, bằng phẳng ẩn phục, thẳng tới giữa minh đường mạch của nó mới tận. 

Thêm chú thích
Cảm Tri Học Thuật Chuyên Tinh
Ứng Biến Huyền Cơ Ảo Diệu
28 điều kiện về huyệt mộ trong phong thủy học

“28 yếu” là một trong 10 bí quyết của Cửu Ca. Đó là 28 yêu cầu về long, huyệt, sa, thủy của huyệt mộ bao gồm:
1. Long phải sinh vượng nghĩa là long mạch phải dài, khí đến thì huyệt kết.

2. Long mạch phải nhấp nhô nghĩa là khí đi theo triền núi ở trong đất đến huyệt mộ, nếu không lên xuống sẽ bị đứt mạch khí và không đến được huyệt mộ.

3. Mạch phải nhỏ vì mạch lớn khí sẽ bị tản.

4. Huyệt phải tàng thì mới giữ được khí mạch, tàng phong.

5. Lai long phải gặp huyệt cát có nghĩa là long mạch phải gặp huyệt tàng phong đắc thủy thì huyệt mới kết phát.

6. Đường phải rộng, sáng, phẳng có nghĩa là minh đường phải rộng, sáng, phẳng thì mới giữ được khí, gió, thủy.

7. Sa phải sáng có nghĩa là gò Thanh Long, gò Bạch Hổ phải rõ ràng, sáng sủa.

8. Thủy phải đọng nghĩa là nước phải ngưng đọng, bao bọc huyệt mộ.

9. Sơn phải bao nghĩa là núi bao quanh huyệt mộ. Câu này có ý chỉ triều mộ và gò hướng mộ.

10. Thủy phải ôm là dòng nước chảy phải ôm huyệt mộ.

11. Long phải miên là gò Thanh Long “ngủ”, ý nói gò Thanh Long phải nhu thuận.

12. Hổ phải thấp có nghĩa là gò Bạch Hổ không được cao hơn gò huyệt.

13. Án phải gần có nghĩa Án Sơn phải ở gần huyệt mộ.

14. Thủy phải tĩnh tức là dòng nước phải trong, tĩnh lặng, không được chảy ồ ạt.

15. Tiền có quan ý chỉ trước mộ phải có tinh quan (gò nhỏ).

16. Phòng có thần là chỉ sau mộ phải có quỷ tinh (gò nhỏ).

17. Hậu có chẩm lạc nghĩa là sau mộ phải có gò nhỏ như chiếc gối.

18. Hai bên có giáp chiếu nghĩa là 2 bên mộ phải có gò nhỏ như 2 tai mộ để bảo vệ mộ.

19. Thủy phải giao là chỉ các dòng nước phải giao nhau và bao bọc lấy huyệt mộ.

20. Thủy Khẩu phải có gò che chắn là nói cửa sông phải như cái hom, nước vào không bị tản đi.

21. Huyệt phải tàng phong là chỉ huyệt phải được núi, gò bao bọc và có gió tụ ở bên trên huyệt.

22. Huyệt phải tụ khí là nói huyệt phải có núi, sông, gò bao bọc và có khí tụ.

23. Bát quốc không được khuyết có nghĩa là 8 hướng đều có núi và gò che chắn.

24. La Thành không được tản là chỉ các núi bao bọc như la thành không được tản mát.

25. Núi không được lõm chỉ các núi có long mạch và không được lõm, trũng.

26. Thủy không được phản cung ý chỉ dòng nước không được quay lưng vào huyệt mộ mà phải chảy bao quanh mộ.

27. Đường phải vuông vắn là chỉ minh đường phải vuông vắn, rộng lớn.

28. Núi phải cao là chỉ các núi như Thái Tổ Sơn, Thiếu Tổ Sơn, Phụ Mẫu Sơn, gò mộ, Án Sơn, Triều Sơn, gò Thanh Long, gò Bạch Hổ phải cao.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét