Thứ Tư, 14 tháng 1, 2015

BẤT ĐỘNG SẢN CÁI NHÌN KHÔNG CHUYÊN



           Góp phần vào việc thu hút sự quan tâm của mọi người vào thị trường Bất Động Sản những ngày cuối năm, câu chuyện thách đấu giữa Tiến Sỹ Alan Phan và câu lạc bộ Bất Động Sản Hà Nội mang đến cho chúng ta những người mua, người bán và quản lý đôi chút suy ngẫm về Bất Động Sản Việt Nam.
           Không phải ngẫu nhiên câu chuyện thách đâu này được coi là một đề tài nóng và có vẻ như "chuyện bé xé ra to" nếu không phải người trong cuộc đều là những nhân vật có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trên thương trường. Chuyện được bắt đầu khi mà Tiến Sỹ Alan Phan có nhận định rằng Việt Nam nên để thị trường Bất Động Sản rơi tự do và giá Bất Động Sản cần giảm 30-50% - ngay lập tức nhận định trên đã gặp phải sự phản ứng gay gắt của những nhà  đầu tư kinh doanh Bất Động Sản trong nước, tiêu biểu là việc đòi chất vấn trực tiếp của CLB Bất Động Sản Hà Nội. Có vẻ như vị Tiến Sỹ đã động đến một lỗi khổ mà bấy lâu nay ít ai biết đến và may mắn có cơ hội này để dãi bầy, hay ông đã động đến miếng cơm manh áo của rất nhiều người. Với tư cách là một người dân Việt Nam có công việc lao động bình thường và cũng là một khách hàng có mong muốn mua nhà tôi có những suy nghĩ sau đây mạn phép được chia sẻ cùng mọi người.
             Lĩnh vực xây dựng nếu bán được hàng lợi nhuận thường rất cao, do đó có rất nhiều Doanh Nghiệp tham gia vào thị trường, kể cả những doanh nghiệp yếu kém. Việc xây dựng tràn lan không theo nhu cầu thực tế dẫn đến hàng tồn và những công trình không chất lượng, có rất nhiều khu đô thị chung cư chất lượng cao, nhưng những công trình cho người thu nhập thấp lại rất lốm đốm.
             Ngoài ra nhìn vào thực tế giá nhà đất so với thu nhập của người Việt Nam vẫn rất thấp, trong khi thu nhập bình quân của người Việt Nam hiện nay chỉ khoảng 3.000 USD các nước phát triển con số này là hàng chục nghàn đô nhưng giá nhà đất ở Việt Nam vẫn cao xấp xỉ các nước phát triển. Điều này chính là rào cản chủ yếu với người dân, nếu muốn sở hữu một căn nhà đất đa số người dân sẽ phải đi vay, việc này cũng không hề dễ dàng, ngoài ra người vay sẽ phải trả một số tiền không nhỏ hàng tháng để trả nợ, một sự lựa chọn hợp lý hơn là người ta có thể đi thuê nhà. Thử hỏi tại sao giá nhà đất của chúng ta lại cao như vậy, điều đầu tiên cần nói đến là giá xây dựng của Việt Nam thường rất cao, lý do chính là bởi vì chi phí để bôi chơn một dự án ở Việt Nam thường chiếm từ 30-50% giá trị công trình, đây là những chi phí lót tay, chạy dự án...Chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng thu hút đầu tư của Chính phủ là rất tốt, nhưng liệu có phải hay không những số tiền như gói 30.000 tỷ lại chuyển 30-50% vào túi của những ông lớn, người dân vẫn phải è cổ đi trả nợ. Thực tế tôi cho rằng thị trường chẳng cần phải cứu trợ hãy để cho thị trường tự do lành mạnh, việc mà Chính phủ cần làm đó là giảm những chi phí thủ tục, thanh lọc tham nhũng trong ngành xây dựng, khi đó tự nhiên giá nhà đất sẽ giảm, người dân có nhiều khả năng mua nhà hơn, nhà xây dựng vẫn có lợi nhuận.
          Xét thấy Bất Động Sản Việt Nam cần nhiều hơn những lời góp ý, những chia sẻ để thị trường phát triển lành mạnh. Dẫu biết làm ăn kinh doanh phải đặt lợi nhuận nên hàng đầu, nhưng việc phản ứng gay gắt như trẻ con chỉ làm xấu đi hình ảnh của các bác thôi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét